'Doanh nghiệp tư nhân cần cơ chế chứ không phải tiền'

2024-11-04 HaiPress

Tại phiên thảo luận kinh tế xã hội chiều 4/11,ông Trịnh Xuân An,Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh bày tỏ lo ngại trước tốc độ tăng vốn của đầu tư tư nhân giảm,chỉ khoảng 7% trong 9 tháng đầu năm nay. Mức này thấp hơn một nửa so với giai đoạn trước. Điều này theo ông là nghịch lý khi đầu tư công chưa dẫn dắt được đầu tư tư nhân,dù nguồn lực công vừa qua được tung ra cho các dự án hạ tầng,nhất là giao thông rất lớn,trên 800.000 tỷ đồng.

"Doanh nghiệp,nhất là khu vực tư nhân có thể không cần tiền,họ rất cần cơ chế. Theo tôi,vướng mắc ở đây chính là thủ tục",ông nói và đề nghị làm rõ điểm nghẽn này để thúc đẩy hơn nữa đầu tư tư nhân vào nền kinh tế.

Ông Trịnh Xuân An,Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Thủ tục rườm rà,khiến nhà đầu tư mất cơ hội kinh doanh cũng được nhiều đại biểu Quốc hội phản ánh. Ông Nguyễn Thành Nam,Phó trưởng đoàn chuyên trách tỉnh Phú Thọ nêu việc giải quyết thủ tục hành chính ở một số cơ quan kéo dài,thiếu cơ chế kiểm tra,giám sát.

Ông ví dụ xử lý hồ sơ hai dự án trọng điểm về xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp huyện Hạ Hòa và Tam Nông (Phú Thọ). Nhà đầu tư đã khởi động các dự án này từ cuối 2018,nhưng đến nay hồ sơ dự án chưa được giải quyết dứt điểm,dù theo quy định Luật Đầu tư,thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư không quá 3 tháng.

"Việc trao đổi giữa các bộ,ngành rất chậm,không theo quy trình một cửa. Nhà đầu tư đành tâm tư rằng 'đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh',bởi họ chờ đợi,mất cơ hội đầu tư",ông phản ánh.

Ngoài khu vực tư nhân,ông Trịnh Xuân An cũng đề nghị cần cởi trói thủ tục cho doanh nghiệp Nhà nước. Ông dẫn chứng việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) để nhà băng này đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. Song hiện hệ thống ngân hàng quốc doanh hụt hơi trong cuộc đua tăng vốn so với các ngân hàng thương mại

Khối ngân hàng quốc doanh,vốn chiếm vị thế dẫn đầu về tổng tài sản,quy mô cho vay và vốn trong hai thập kỷ trước đó,hiện bị nhóm tư nhân dần vượt qua. Tính đến cuối tháng 6,quy mô vốn của VPBank và Techcombank lần lượt là 79.300 tỷ và 70.400 tỷ đồng. Mức này cao hơn gần 23.000-24.000 tỷ đồng so với Vietcombank và BIDV - hai nhà băng quốc doanh ở top 3 và 4 trong hệ thống ngân hàng.

Theo ông An,thủ tục là điểm nghẽn khiến các ngân hàng quốc doanh - vốn được coi là những anh cả đỏ trong hệ thống - gặp khó khăn trong tăng vốn,tụt lại so với các nhà băng thương mại cổ phần. Tương tự,nhiều doanh nghiệp Nhà nước là "anh cả đỏ",song họ vướng rất nhiều thủ tục,cơ chế.

"Chúng ta cần cởi trói để doanh nghiệp Nhà nước có đường ray tốt,đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Bởi muốn vươn mình thì phải có những doanh nghiệp khoẻ,tốt",ông An nói thêm.

Còn ông Nguyễn Thành Nam đề nghị Chính phủ tăng giám sát,kiểm tra việc xử lý thủ tục hành chính,phân cấp phân quyền và đổi mới cải cách từ trung ương tới địa phương. Việc này nhằm cải cách thủ tục hành chính,giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Anh Minh

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©bản quyền 2009-2020 Hồ Chí Minh Mạng tin tức ô tô      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap